MỤC LỤC
SỬA ĐỔI TÀI LIỆU
1. MỤC ĐÍCH
2. PHẠM VI
3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
4. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT
5. NỘI DUNG QUY TRÌNH
6. BIỂU MẪU
7. HỒ SƠ CẦN LƯU
SỬA ĐỔI TÀI LIỆU
Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung |
Trang / Phần liên quan việc sửa đổi |
Mô tả nội dung sửa đổi |
Lần ban hành / Lần sửa đổi |
Ngày ban hành |
Soát xét rút ngắn thời gian quy trình |
Mục 5.4, 5.7 |
Rút ngắn thời gian giải quyết (từ 12 giờ còn 8 giờ) |
02 |
12/7/2022 |
Sửa đổi |
Mã hiệu quy trình |
Sửa đổi mã hiệu từ QT-47/LĐTBXH thành QT-45/LĐTBXH |
02 |
15/05/2024 |
1. MỤC ĐÍCH
Quy định phương pháp tổ chức, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của cá nhân trong thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thủ tục áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho hoạt động áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
Cán bộ Lao động, thương binh và xã hội, các bộ phận liên quan thuộc UBND phường chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục này.
3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
- Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.1
4. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT
- UBND: Ủy ban nhân dân; TTHC: Thủ tục hành chính
- TN&TKQ: Tiếp nhận & trả kết quả
- TCCN: Tổ chức cá nhân
- LĐTB&XH: Lao động – Thương binh & Xã hội
5. NỘI DUNG QUY TRÌNH
5.1 |
Cơ sở pháp lý |
|||||
|
- Luật trẻ em số 102/2016/QH13; - Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em; - Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; - Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 hướng dẫn thi hành một số quy định của nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. |
|||||
5.2 |
Thành phần hồ sơ |
Bản chính |
Bản sao |
|||
|
Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (do Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc lập) |
x |
|
|||
|
Bản đánh giá nguy cơ ban đầu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập) |
x |
|
|||
|
Dự thảo Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) |
x |
|
|||
|
Tài liệu khác có liên quan (nếu có) |
x |
|
|||
5.3 |
Số lượng hồ sơ |
|||||
|
01 bộ |
|||||
5.4 |
Thời gian xử lý |
|||||
|
Trong vòng 8 giờ từ khi nhận thông tin trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. |
|||||
5.5 |
Nơi tiếp nhận và trả kết quả |
|||||
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả |
|||||
5.6 |
Lệ phí |
|||||
|
Không |
|||||
5.7 |
Quy trình xử lý công việc |
|||||
TT |
Trình tự |
Trách nhiệm |
Thời gian |
Biểu mẫu/Kết quả |
||
B1 |
Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc UBND phường. |
TCCN |
1 giờ làm việc |
Theo mục 5.2 |
||
B2 |
Cán bộ UBND phường có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP). |
Bộ phận TN&TKQ |
1 giờ làm việc |
|
||
B3 |
Thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu. |
Công chức LĐTB&XH |
2 giờ làm việc |
|
||
B4 |
Tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp. |
Cán bộ thẩm định hồ sơ |
2 giờ làm việc |
Hồ sơ trình |
||
B5 |
Lãnh đạo UBND phường xem xét ký văn bản. |
Lãnh đạo UBND phường |
1 giờ làm việc |
Các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em |
||
B7 |
Tiến hành các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. |
UBND phường |
1 giờ làm việc Sau khi có quyết định |
Sổ theo dõi hồ sơ – mẫu số 06 |
||
B8 |
Lưu hồ sơ. |
Bộ phận chuyên môn |
||||
6. BIỂU MẪU
TT |
Tên Biểu mẫu |
1. |
Hệ thống biểu mẫu theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018: * Mẫu số 06 – Sổ theo dõi hồ sơ |
2. |
Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) |
3. |
Đánh giá nguy cơ ban đầu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) |
4. |
Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) |
7. HỒ SƠ LƯU: Hồ sơ lưu bao gồm các thành phần sau
TT |
Hồ sơ lưu (bản chính hoặc bản sao theo quy định) |
1. |
Thành phần hồ sơ cần nộp theo mục 5.2 |
2. |
Các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. Các hồ sơ khác phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có) |
3. |
Hệ thống biểu mẫu theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 |
Hồ sơ được lưu tại bộ phận Lao động, thương binh và Xã hội và lưu trữ theo quy định |
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…../BC-(2) |
…(3)…, ngày … tháng … năm 20… |
TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRẺ EM…..(4)....
A. Thông tin chung
1. Nguồn nhận thông tin
Thông qua (điện thoại/gặp trực tiếp/người khác báo):.....................................................
Thời gian (mấy giờ)......................................................... Ngày ……. tháng........ năm ….
2. Thông tin về trẻ em
Họ và tên trẻ em (5)......................................................................................................
Ngày tháng năm sinh (5)……………hoặc ước lượng tuổi................................................
Giới tính (5): Nam…………Nữ………Không biết..............................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc.................................................................................................
...................................................................................................................................
Tình trạng hiện tại của trẻ em: (6)...................................................................................
Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy ra cho trẻ em nếu không có được hỗ trợ, can thiệp?.
Họ và tên cha: (5)………..Tuổi…….. Nghề nghiệp...........................................................
Họ và tên mẹ: (5)………..Tuổi……..Nghề nghiệp............................................................
Hoàn cảnh gia đình: (5).................................................................................................
Hiện tại ai là người chăm sóc trẻ em (nếu biết)...............................................................
Những hành động hỗ trợ, can thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em trước khi nhận được thông tin:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Thông tin về người cung cấp thông tin (nếu đồng ý cung cấp)
Họ và tên…………………………. Số điện thoại...............................................................
Địa chỉ.........................................................................................................................
Ghi chú thêm................................................................................................................
|
Cán bộ tiếp nhận thông tin |
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ BAN ĐẦU, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN TẠM THỜI CHO TRẺ EM
Ngày, tháng, năm tiến hành đánh giá: ………………………………………….
1. Đánh giá nguy cơ sơ bộ
1. Đánh giá mức độ tổn hại (Cao, Trung bình, Thấp) |
|||
1.1. Mức độ tổn hại của trẻ em |
Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng, đe dọa tính mạng); Trung bình (trẻ em bị tổn hại, nhưng không nghiêm trọng); Thấp (trẻ em ít hoặc không bị tổn hại). |
||
1.2. Nguy cơ trẻ em tiếp tục bị tổn hại nếu ở trong tình trạng hiện tại |
Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận trẻ em dễ dàng và thường xuyên); Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên); Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ em). |
||
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp) |
Cao: |
Trung bình: |
Thấp: |
2. Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em (Cao, Trung bình, Thấp) |
|||
2.1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước các tổn hại |
Cao (trẻ em có khả năng khắc phục được những tổn hại); Trung bình (trẻ em có một ít khả năng khắc phục được những tổn hại); Thấp (trẻ em không thể khắc phục được những tổn hại). |
||
2.2 . Khả năng của trẻ em trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của người lớn |
Cao (Ngay lập tức tìm được người lớn có khả năng bảo vệ hữu hiệu cho trẻ em); Trung bình (chỉ có một số khả năng tìm được người bảo vệ hữu hiệu); Thấp (không có khả năng tìm người bảo vệ). |
||
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp) |
Cao: |
Trung bình: |
Thấp: |
* Kết luận về tình trạng của trẻ em:
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
- Trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
- Trẻ em cần được tiếp tục theo dõi
2. Các biện pháp can thiệp khẩn cấp nhằm đảm bảo nhu cầu an toàn tạm thời cho trẻ em:
Nhu cầu về an toàn của trẻ em |
Dịch vụ cung cấp |
Đơn vị cung cấp dịch vụ |
|||
1. Chỗ ở và các điều kiện sinh hoạt |
- Nơi chăm sóc tạm thời - Thức ăn - Quần áo |
|
|||
2. An toàn thể chất |
- Chăm sóc y tế - Chăm sóc tinh thần |
|
|||
|
Nơi nhận: |
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã |
|
||
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số..../QĐ-UBND |
....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20.... |
Về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...(1)....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số ...... /2017/NĐ-CP ngày…../..... /2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Xét đề nghị của ông/bà ...(3)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm thời cách ly... (4)..., sinh ngày ... tháng ... năm..., hiện trú tại ... (5)... khỏi cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em là ông/bà ...(6)... hiện trú tại ... (5)... trong thời hạn ... (7)... ngày/tháng kể từ ngày... tháng... năm 20...
Điều 2. Người tiếp nhận cháu ...(4)... là ông/bà...(8) ... ở địa chỉ...(5)....
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Ông/bà ...(6)..., ông/bà ...(8)..., ông/bà ...(3)..., các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn.
(2) Địa danh.
(3) Tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
(4) Họ và tên trẻ em.
(5) Địa chỉ cụ thể: thôn, xã, huyện, tỉnh.
(6) Họ và tên cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
(7) Số lượng ngày/tháng tạm thời cách ly trẻ.
(8) Họ và tên của cá nhân hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em